Nghịch lý rằng động vật có kích thước cơ thể càng lớn lại càng tiêu thụ ít năng lượng hơn so với động vật nhỏ đã là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ.

Các nỗ lực giải thích hiện tượng này thường dựa vào các quy luật vật lý và hình học.

Vào năm 1827, hai nhà khoa học Pháp Pierre Sarrus và Jean-François Rameaux đã lập luận rằng mức chuyển hóa năng lượng của một sinh vật nên tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt cơ thể.

Tuy nhiên, mô hình này, cũng như nhiều nỗ lực khác, chưa thực sự giải quyết được vấn đề.

Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Monash đã phát hiện ra rằng lời giải thực sự nằm ở tiến hóa.

Họ phát triển một mô hình toán học chỉ ra rằng động vật lớn dành phần lớn năng lượng trong giai đoạn đầu đời để phát triển, và khi trưởng thành, phần lớn năng lượng sẽ dành cho việc duy trì nòi giống.

Kết quả cho thấy các loài động vật lớn, như cá voi, có khả năng sinh sản cao hơn do tiết kiệm năng lượng.

Nói cách khác, chọn lọc tự nhiên đã giúp giải quyết nghịch lý này, cho thấy sự tiến hóa có khả năng khắc phục những hạn chế về vật lý và hình học, tạo ra những điều kỳ diệu trong thế giới sinh học.

Mời quý độc giả xem thêm video: Sở thú Trung Quốc gây bão vì nuôi động vật quá "bồng bềnh".